Sáng ngày 16/01/2025,Trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển PECC2 (TR&D) đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề "Tín chỉ các-bon, Chứng chỉ năng lượng tái tạo và xu hướng phát triển thị trường các-bon Việt Nam" với sự tham gia của các lãnh đạo, quản lý và nhân sự công ty.
Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Glasgow (COP26) năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết dần loại bỏ nhiệt điện than đến năm 2040 và đạt phát thải các-bon ròng bằng 0 vào năm 2050. Ngay sau COP26, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban với 19 đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành. Các bộ, ngành đã xây dựng chiến lược, đề án, chương trình/kế hoạch hành động để thực hiện các cam kết của Việt Nam.
Ấn phẩm “Phân tích và nhận định của PECC2 về triển vọng phát triển năng lượng Việt Nam” là xuất bản phẩm hàng năm của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2), thể hiện góc nhìn và các ý kiến phân tích, nhận định của một công ty tư vấn chuyên ngành năng lượng có bề dày lịch sử phát triển với bốn thập kỷ đồng hành cùng ngành năng lượng Việt Nam.
Mô phỏng Computational Fluid Dynamics (CFD – tính toán động lực học chất lưu) đã trở thành công cụ hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Từ việc tối ưu hóa khí động học của ô tô, máy bay, đến thiết kế lò phản ứng hạt nhân v.v., CFD đã cách mạng hóa cách con người nghiên cứu và phân tích dòng chảy mà trước đây phụ thuộc rất nhiều vào thực nghiệm. Nhưng làm thế nào để đảm bảo độ tin cậy của các mô phỏng CFD? Đó chính là lý do ra đời của tiêu chuẩn ASME V&V 20-2009, hiện đang được áp dụng cho các đề tài nghiên cứu dùng CFD tại PECC2.
Tại Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 14 với chủ đề “Vai trò của điện hạt nhân trong biến đổi khí hậu và kinh tế điện hạt nhân” được tổ chức vào ngày 03-04/12/2024 tại Hà Nội vừa qua, PECC2 được mời tham gia trình bày về “Vai trò tiềm năng của năng lượng hạt nhân trong lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận, sau 8 năm dừng dự án này.
Trong 25 năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi, từ 20% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng trong năm 2022 lên 37% vào năm 2050. Theo dự báo, hệ thống năng lượng mới - nơi mà phần lớn điện năng được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời dự kiến sẽ trở thành hiện thực ở hầu hết các quốc gia trong ba thập kỷ tới.