Ấn phẩm “Phân tích và nhận định của PECC2 về triển vọng phát triển năng lượng Việt Nam” là xuất bản phẩm hàng năm của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2), thể hiện góc nhìn và các ý kiến phân tích, nhận định của một công ty tư vấn chuyên ngành năng lượng có bề dày lịch sử phát triển với bốn thập kỷ đồng hành cùng ngành năng lượng Việt Nam.
Mô phỏng Computational Fluid Dynamics (CFD – tính toán động lực học chất lưu) đã trở thành công cụ hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Từ việc tối ưu hóa khí động học của ô tô, máy bay, đến thiết kế lò phản ứng hạt nhân v.v., CFD đã cách mạng hóa cách con người nghiên cứu và phân tích dòng chảy mà trước đây phụ thuộc rất nhiều vào thực nghiệm. Nhưng làm thế nào để đảm bảo độ tin cậy của các mô phỏng CFD? Đó chính là lý do ra đời của tiêu chuẩn ASME V&V 20-2009, hiện đang được áp dụng cho các đề tài nghiên cứu dùng CFD tại PECC2.
Tại Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 14 với chủ đề “Vai trò của điện hạt nhân trong biến đổi khí hậu và kinh tế điện hạt nhân” được tổ chức vào ngày 03-04/12/2024 tại Hà Nội vừa qua, PECC2 được mời tham gia trình bày về “Vai trò tiềm năng của năng lượng hạt nhân trong lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận, sau 8 năm dừng dự án này.
Trong 25 năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi, từ 20% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng trong năm 2022 lên 37% vào năm 2050. Theo dự báo, hệ thống năng lượng mới - nơi mà phần lớn điện năng được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời dự kiến sẽ trở thành hiện thực ở hầu hết các quốc gia trong ba thập kỷ tới.
Nhiên liệu hạt nhân Uranium đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, chu trình nhiên liệu hạt nhân không chỉ đơn giản là việc sử dụng uranium trong các lò phản ứng hạt nhân. Nó bao gồm nhiều bước phức tạp, từ khai thác quặng uranium đến việc xử lý và chôn sâu chất thải hạt nhân.
Với đội ngũ khoảng 50 kỹ sư điện hạt nhân được đào tạo tại Liên bang Nga, Nhật Bản…, PECC2 là đơn vị tư vấn năng lượng duy nhất ở Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực điện hạt nhân khá dồi dào. Trong những năm qua, khi chương trình điện hạt nhân tạm dừng ở Việt Nam, các kỹ sư điện hạt nhân của PECC2 được phân công tham gia các công trình lưới điện và nguồn điện khác nhưng vẫn giữ được ngọn lửa đam mê điện hạt nhân nhờ các chương trình hợp tác thường xuyên giữa PECC2 với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) và một số tổ chức quốc tế. Tiêu biểu trong số đó là hợp tác nghiên cứu quốc tế từ năm 2021 về đánh giá sơ bộ tính khả thi của việc triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân nổi và sản xuất hydro tại Việt Nam. Ngọn lửa đam mê này tiếp tục tỏa sáng để duy trì và giữ cho nguồn nhân lực điện hạt nhân của PECC2 sự sẵn sàng tham gia, đóng góp vào chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai sắp đến.